DƯƠNG TRỌNG TẤN - Agile Mindset for Better Life
  • Trang đầu
  • Building Modern Developers
  • Agile World
    • Sách mới: Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum cho người mới bắt đầu
    • AGILE BOOKSHELF
  • Xã hội tri thức
    • Tri thức và Nhận thức
    • Tổ chức học tập
  • Lean Startup
  • Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy & Học
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách Giáo dục
  • Lính Tốt
  • Giới thiệu
DƯƠNG TRỌNG TẤN - Agile Mindset for Better Life
Trang đầu
Building Modern Developers
Agile World
    Sách mới: Linh hoạt và Tinh gọn
    Cẩm nang Scrum cho người mới bắt đầu
    AGILE BOOKSHELF
Xã hội tri thức
    Tri thức và Nhận thức
    Tổ chức học tập
Lean Startup
Giáo dục
    Học cách học
    Dạy & Học
    Công nghệ Giáo dục
    Tủ sách Giáo dục
Lính Tốt
Giới thiệu
  • Trang đầu
  • Building Modern Developers
  • Agile World
    • Sách mới: Linh hoạt và Tinh gọn
    • Cẩm nang Scrum cho người mới bắt đầu
    • AGILE BOOKSHELF
  • Xã hội tri thức
    • Tri thức và Nhận thức
    • Tổ chức học tập
  • Lean Startup
  • Giáo dục
    • Học cách học
    • Dạy & Học
    • Công nghệ Giáo dục
    • Tủ sách Giáo dục
  • Lính Tốt
  • Giới thiệu
Giáo dục, Học cách học, Tri thức và Nhận thức

10K, 5K, 3K, 20h, 20p

luyen tap

Mười nghìn giờ giờ là số giờ luyện tập có chủ đích (deliberate practices) để trở thành “kẻ xuất chúng” trong lĩnh vực của mình. Tác phẩm “Những kẻ xuất chúng” của Malcom Gladwell trích dẫn nghiên cứu của nhà tâm lí học Anders Ericsson về sự phát triển tài năng ở con người. Thực tế là hầu hết chúng ta sẽ không trở thành “kẻ xuất chúng” theo nghĩa “trên đỉnh thế giới”. Nhưng nếu ta tích luỹ đủ số giờ luyện tập có chủ đích thì ta sẽ ở cái đỉnh của riêng mình. Ở đây luyện tập  có chủ đích là luyện tập để nâng cao tay nghề, có mục đích, và có hệ thống chứ không phải là cứ làm việc gì đó bất kì thì được tính vào số giờ tích luỹ. 

Continue reading
Tháng Mười Hai 20, 2018by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Sách

Sách hay cho nhà quản lí hiện đại

Trong khóa học Agile Management do Học viện Agile tổ chức, tôi thường gợi ý một số cuốn sách tốt để làm chất liệu cho tư duy và thực hành quản lí.
Danh sách dưới đây là tổng hợp danh mục những cuốn sách tốt dành cho nhà quản lí nhâm nhi mỗi ngày, có thể đủ cho ít nhất 1 năm đọc và học nghiêm túc.
Thứ tự không phản ánh một ưu tiên nào, chỉ là đánh số cho dễ tra cứu. Với một số cuốn sách, tôi có một bài điểm ngắn. Bạn đọc có thể theo đường dẫn để đọc thêm. Hãy dùng Google nếu bạn muốn biết nơi nào bán những cuốn sách này.
Tôi ưu tiên những sách của các tác giả quan trọng, những thought leader trên thế giới, những cuốn sách chứa nhiều thông tin khoa học hơn là sách hướng dẫn kiểu gạch đầu dòng (mặc dù cũng có ngoại lệ). Tôi ưu tiên sách đã được xuất bản bằng tiếng Việt, nhưng cũng để vài cuốn chưa được dịch, biết đâu có ai đọc được lại nảy sinh lòng ham muốn dịch nó ra :-).

Continue reading

Tháng Bảy 27, 2018by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Lean Startup

Vấn đề của xã hội – cơ hội của startup

Bài viết đã đăng Khám Phá trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019.

Sống ở một đất nước đang phát triển chúng ta chứng kiến rất nhiều thứ ngổn ngang, rất nhiều bất cập. Những bất cập trong giáo dục đào tạo khiến trẻ em mệt mỏi, thanh niên học xong không có tay nghề. Những bất cập trong quản lí đô thị và giao thông khiến tắc đường kẹt xe.

Continue reading
Tháng Hai 21, 2019by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Chuyện đời, Giáo dục

Lãng tử và dân chuyên

professional

Amatơ làm vì thích. Gọi là phong cách lãng tử.

Dân pro không cần thích, vẫn tạo ra kết quả.

A ma tơ rảnh ra mới làm.

Dân Pro thì làm hằng ngày hằng giờ. Pro làm theo đặt hàng. Có người để kiếm cơm, nhưng phần lớn coi là hơn thế. Đó là công việc là cuộc sống. Nhà thơ thì làm thơ, kĩ sư thì chế tạo, thầy giáo thì dạy. Dù lương thấp hay cao, điều kiện tốt hay dở.

Kết quả của công việc thì đôi khi không biết mèo nào cắn mỉu nào. Lãng tử thỉnh thoảng có thể tạo kết quả rất tốt. Nhiều sản phẩm của dân pro cũng rất thường thường bậc trung.

Tôi nhớ một chị đồng nghiệp cũ hồi cùng giảng dạy lập trình ở một trung tâm nổi tiếng ở quận Hoàn Kiếm. Khi còn son trẻ, chị thích bay nhảy, thích chơi, thích lập trình, nhưng vẫn thích dạy họ. Thế là tìm kiếm một chân giảng dạy. Học trò thích, cô cũng rất thích. Thành tích của cả cô và trò đều thuộc hàng top của trung tâm. Nhưng lúc thích quá lại là lúc sinh chuyện. Chị đòi làm dân pro, dạy kín ngày kín tuần. Được đôi tháng thì than trời vì không nghĩ nó lại vất vả thế. Điểm hài lòng của học viên cũng tụt hẳn.

Tuy chất lượng đầu ra có thể không quá khác biệt nhưng “sản lượng” thì khác biệt lớn. Một giảng viên amateur chỉ dạy 1h/ngày là thấy thoải mái, còn dân pro có thể dạy 10h/ngày vẫn chịu được. Dạy như một con ong thợ cần mẫn.

Sự khác biệt lớn là sản lượng. Dân Pro làm ra rất nhiều, lãng tử chỉ làm ra ít sản phẩm. Và để có thể tạo ra sản lượng, thì không làm việc theo cảm hứng mà phải có nghề, có quy trình, có công cụ, và phải có khả năng tự sạc pin hăng hái cho chính mình.

Christiano Ronaldo là một ví dụ tiêu biểu về tính pro. Ngoài thời gian đá bóng trên sân lớn, thời gian giải lao để hồi sức, một ít thời gian dành cho các người đẹp, Rô là người luyện tập chăm chỉ hằng ngày. Tập để có sức bền, tập để có cơ đẹp, tập để đá chuẩn, tập để phối hợp tốt. Hình như tập để có thể truyền thông tốt nữa thì phải. “Rô ăn bóng đá ngủ bóng đá”, bóng đá là cuộc sống cuả Ro. Việc đá bóng làm ra một Rô ngôi sao. Ở tuổi mà phần lớn sao to sao bé tìm cách về một giải đấu ở Châu Á để vớt vát chút hào quang và để dành tí tiền chuẩn bị cho những năm về hưu buồn bã, thì Rô vẫn luyện tập, vẫn tìm đến giải đấu thử thách bậc nhất, vẫn điên cuồng tập luyện, và vẫn đều đặn tìm kiếm bàn thắng cũng như nuôi dưỡng bản năng chiến thắng.

Tất nhiên Rô là của hiếm. Nhưng lấy ví dụ chất Pro thì phải lấy ví dụ như thế.

Ta không thể kiếm cái kỉ luật như thế ở những tay amateur.

Tháng Mười Hai 4, 2018by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Giáo dục 4.0: Lan man chuyện gắn chấm

Gắn chấm

Những người làm phần mềm đánh dấu sự thay đổi về chất bằng các phiên bản: 1.0 là phiên bản đầu tiên, 1.1 là hơi khác đi một tí, 2.0 là khác cơ bản phiên bản 1. Cứ thế, phiên bản được nối dài ra. Giờ phần mềm đã trở nên phổ biến không còn cao siêu nữa, nên nhiều thứ cũng được gắn phiên bản không khác gì phần mềm, trong đó có các cuộc cách mạng công nghiệp. Thay vì nói cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lần thứ nhì người ta nói Industry 1.0, Industry 2.0, hoặc viết tắt i2.0 cho gọn. Một phần do hiệu ứng cửa miệng mang tên Industry 4.0 nổi quá nên cái gì giờ cũng gắn chấm mà không thực sự quan tâm ý nghĩa của cái mình đang chấm là gì. Nào là Công nghệ 4.0, Thời đại 4.0, Nông nghiệp 4.0, Quản trị 4.0, Lãnh đạo 4.0, hay Giáo dục 4.0. Tất nhiên, bài này là về Giáo dục 4.0, nhưng là với những câu hỏi to đùng. 

Công nghiệp 4.0

Ta thử soi vào khái niệm gốc: Industry 4.0. Giờ thì bạn và tôi dễ dàng tra cứu nó gốc gác thế nào. i1.0 cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất gắn với sự ra đời của động cơ hơi nước và cơ giới hóa, i2.0 có sự xuất hiện của điện và sản xuất hàng loạt, i3.0 gắn với công nghệ thông tin và tự động hóa sản xuất. Mỗi một phiên bản, nền công nghiệp bước sang một trạng thái mới, thay đổi về chất cách thức nền công nghiệp vận hành. Đến i4.0 mà chúng ta đang hăng hái gắn vào bất kì một hội thảo nào mà chúng ta tổ chức (kiểu như “công tác nhân sự trong thời đại 4.0” chẳng hạn), thì là một dự báo về cuộc cách mạng chưa từng có (tất nhiên rồi, đã là cách mạng thì làm sao mà có trước đó được!), với sự vượt trội và hội tụ của những công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, trạng thái số hóa và thông minh hóa các ứng dụng công nghệ thông tin. Đó là thời kì lên ngôi của robot, trí tuệ nhân tạo, vận vật kết nối (IoT), của dữ liệu lớn, của tự động hóa… 

Qua mỗi lần cách mạng công nghiệp, kinh tế và xã hội có những biến đổi sâu sắc.
Với I1.0, xã hội từ nông nghiệp chuyển sang xã hội công nghiệp, sau đó chuyển đổi sang xã hội tri thức. I4.0 sẽ đánh dấu của xã hội sáng tạo. Sự thay đổi đó là căn cơ, và giáo dục cũng thường phải thay đổi theo. Vì phần nào đó, giáo dục phải “chuẩn bị nguồn nhân lực” cho cái nền công nghiệp tương ứng. Nhưng có phải vì thế mà chúng ta có thể dễ dàng gắn lên một nền giáo dục cái phiên bản tương ứng với cuộc cách mạng công nghiệp không? 

Gắn chấm cho giáo dục

Chúng ta phải quay trở lại cái bản chất nhất của việc gắn chấm: Qua mỗi phiên bản, có khác biệt cơ bản nào? Theo EY (báo cáo “Leapfrogging to Education 4.0“), nền giáo dục phương Tây nói chung trải qua bốn phiên bản. Education 1.0 gắn với i1.0. Cách mạng công nghiệp dẫn đến nhu cầu lượng người đi học tăng lên, nhà nước chính thức tham gia vào công cuộc giáo dục quốc dân. Giáo dục được thế tục hóa. Trước đó, số lượng người đi học giới hạn ở tầng lớp tinh hoa, và giáo dục còn thuộc trách nhiệm của các tổ chức tôn giáo là chủ yếu. Education 2.0 xuất hiện khi số lượng lớn trường đại học ra đời, gắn với việc phát triển vượt bậc của công nghệ in ấn và xuất bản. Thời kì này đại học chủ yếu hoạt động động trong 2 lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu, chưa kiếm tiền, chưa thương mại hóa, và chưa đến mức phổ biến cho số đông. Education 3.0 đánh dấu sự xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng của công nghệ trong lớp học. Đầu thế kỉ 21, người ta có thể thấy nhiều lớp học không còn bảng phấn, mà thay vào đó là máy tính cá nhân, phương tiện giảng dạy tương tác. Lớp học đã đa dạng hóa, giáo dục là dành cho số đông. Việc phân loại của các chuyên gia ở EY được giới hạn trong giáo dục đại học (Higher Education), nhưng lát cắt ấy cơ bản cũng thể hiện phần nào cái “thời kì” của nền giáo dục theo nghĩa rộng. 

Ta biết một cuộc cách mạng công nghiệp tác động lớn tới toàn xã hội.  Sau mỗi cuộc CMCN, xã hội biến chuyển sâu sắc. Từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, rồi đến xã hội tri thức, và sẽ sang xã hội sáng tạo (I4.0). Cố nhiên, nền giáo dục ở cái xã hội ấy cũng có biến chuyển tương ứng. Từ cách dạy, cách học, tới cái được dạy cái được học và mục đích của việc học cũng có những thay đổi đáng kể. Giáo dục, từ 1.0 đến 3.0 vẫn quan tâm nhiều hơn đến việc dạy. Kể cả đến E3.0, khi công nghệ đã đầy nhà, thay vì cầm cuốn sách để đọc cho sinh viên chép, thì người ta dùng TV để chiếu lại bài giảng, hoặc đưa bài giảng lên YouTube. Vẫn là “truyền thụ kiến thức” một chiều. Nửa cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21 chứng kiến những cải cách giáo dục theo đường lối “lấy học trò làm trung tâm”, sự tập trung bắt đầu chuyển từ việc “dạy” sang việc “học”. Các lớp học đã tương tác nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, học sinh đã tích cực chủ động nhiều hơn. Quy mô lớp học thu nhỏ lại để ‘nâng cao chất lượng’. Thực ra đây là một xu hướng có phần giống ‘mua vé trở về tuổi thơ’ khi giáo dục phổ cập đồng thời cũng mang đến những vấn đề lớn về tính đồng phục, sự hy sinh đối với tính cá nhân hóa. Thời đã xa rất lâu, khi giáo dục còn rất tinh hoa, quy mô lớp học rất nhỏ, thầy kèm từng người (hãy tưởng tượng bạn ở cái thời của các vị vua vị chúa được dạy riêng với thầy riêng, hoặc các lớp ở trường làng với chỉ dăm bảy đứa học trò lít nhít).
Nhưng ở cuối thế kỉ XX, kể cả mong muốn cá nhân hóa, do nhiều nguyên nhân về chi phí, sư phạm, hạn chế về công nghệ nên lớp học vẫn theo dạng một thầy nhiều trò, chung một chương trình.

Giáo dục 4.0

Giáo dục 4.0, theo EY (báo cáo đã dẫn), sẽ hướng sự tập trung đến việc học cá nhân hoá triệt để hơn. Với sự ra đời của hàng loạt nội dung học tập số hoá, sinh viên có thể lựa chọn nội dung học tập cho phù hợp với mục tiêu của mình. Các hệ thống học tập số hoá cũng giúp các bài kiểm tra có tính thức ứng hơn (adaptive assessment), cung cấp phản hồi về hiệu quả học tập cùng với gợi ý cho các nội dung học tập tiếp. Các công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ giúp thông tin học tập được tổng hợp, phân tích và đưa ra các gợi ý hữu ích cho người học và người dạy. Mỗi sinh viên sẽ có một lộ trình học tập riêng, không giống ai. Nhà giáo sẽ dịch chuyển vai trò, từ ngừoi thuyết giảng là chính sang nhiệm vụ hỗ trợ (facilitating) và huấn luyện (coaching) là chính, giúp người học phát triển năng lực hữu ích phục vụ mục tiêu học tập của từng người. Các công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) sẽ giúp người học được trải nghiệm và rèn luyện kĩ năng với chi phí rẻ hơn. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, đó không còn là một tương lai xa vời. Những nền tảng của các công nghệ này đã hiện diện, những ứng dụng đầu tiên cũng đã được ứng dụng ở chỗ này hay chỗ khác. Trong một tương lai không xa, nền giáo dục 4.0 sẽ hiện thực hoá mong ước mỗi người một chương trình, nền giáo dục cho Một (Education of One) giống như xu hướng Thị trường cho Một người (The Market of One) đang lên ngôi hiện nay. 

Giáo dục thông minh ở nhà ông hàng xóm
Chúng ta tạm dừng mạch suy nghĩ để du lịch sang nhà ông hàng xóm của Việt Nam đôi phút. Tại một căn phòng nhỏ màu xanh (Green Room, gọi như vậy là vì bốn bức tường của nó màu xanh lá, đề dễ dàng cho việc ghi hình xóa phông) ở trung tâm thành phố Đài Bắc được trang bị hiện đại, cô giáo bắt đầu bài học về tiếng Việt với hai em học sinh một ở Jakarta, một ở thành phố Cao Hùng. Cô giáo chào hai em và bắt đầu giảng. Hết một phần, cô giáo bật phần mềm lên để các em làm bài tập. Trong bài tập này các em học sinh 7 tuổi dùng chuột để làm bài tập ghép từ để học từ vựng. Cô giáo vừa nhìn thấy mặt hai bạn trên màn hình, đồng thời với kết quả bài tập mà hai bạn đã làm, sửa luôn cho hai em và hướng dẫn các em làm cho đúng. Rồi cô lại tiếp tục bài học. Ở một phòng học khác, một lớp học về chẩn đoán bệnh thông thường được diễn ra. Cậu sinh viên ngành Y ngồi một mình trong căn phòng nhỏ 2m vuông với một chiếc màn hình lớn có hình cô gái đang chờ được hỏi đáp. Cô gái ấy là giao diện của một phần mềm trí tuệ nhân tạo sẵn sàng trả lời và đánh giá những chẩn đoán về bệnh mà chàng sinh viên đang đưa ra. Cuộc trò chuyện này không cần có sự can thiệp của một người nào khác. Mọi diễn biến được ghi lại và phân tích về sau. Phòng bên cạnh, lớp học trải nghiệm về STEAM đang diễn ra. Trong lớp học được trang bị tới 9 cái camera cùng với các bảng tương tác hiện đại và một phần mềm trí tuệ nhân tạo khác ghi lại xem có bao nhiêu người trong lớp học, ai đang vui ai đang buồn. Khi cô giáo hỏi các câu hỏi nhanh, phần mềm tự đếm ai đang giơ tay phản đồng ý, ai đang phản đối. Những dữ liệu của lớp học này được ghi lại và lưu trên cloud để cho cô giáo và sếp của cô có thể phân tích và cải tiến bài học. Ở một phòng kế bên, một học sinh nữ đang đeo trên mình một chiếc kính VR để khám phá thiên nhiên vịnh Hạ Long trong một giờ học trải nghiệm trong một bài học về du lịch. Cô thấy mình đang ngồi trên thuyền Kayak chu du qua các tảng đá nổi trên vịnh, tiến về cầu Bãi Cháy ở phía xa xa, bên phải là Sun Wheel hoành tráng lừ đừ quay, trên cao là cáp treo đang di chuyển tấp nập. Toàn bộ các lớp học số hóa thông minh này đã là hiện thực. Lộ trình về Smart Classroom đã được Đài Loan khởi động từ hơn chục năm trước. Hôm nay, rất nhiều thứ đã thậm chí đã đi nhanh hơn tưởng tượng của người Đài Loan. Họ vẫn đang tiếp tục tưởng tượng tiếp 10 năm nữa giáo dục sẽ như thế nào.

Trong nền Giáo dục 4.0 ấy, cách mà con người học tập và giảng dạy tất nhiên là thay đổi hẳn. Không chỉ có vậy, những tri thức và kĩ năng mà người học cần lĩnh hội sẽ khác nhiều. Phần nhiều công việc sau khoảng một hai thập kỉ tới bây giờ chưa xuất hiện, sẽ không thể học kiểu thuộc lòng hoặc “truyền nghề” được nữa. Con người trong E4.0 sẽ phải trang bị năng lực tự học thật tốt, biết cách tự học, thành thạo việc tìm kiếm và rèn luyện kĩ năng mới. Những bộ kĩ năng mới sẽ lên ngôi, như năng lực thích ứng, tư duy phản biện, năng lực hợp tác và kết nối, khả năng sáng tạo. Đó là những kĩ năng nền tảng để mở khoá thời đại mới. Được hỗ trợ tối đa của công nghệ, giáo dục sẽ xoay chuyển về nguyên lí để đưa người học tới năng lực tự học, tự trưởng thành theo cách tối ưu và thuận tiện nhất.
Nền Giáo dục 4.0 sẽ có đặc trưng gia tăng tính tự chủ cho người học, hỗ trợ tối đa cho người học để họ có được một chương trình học tập tối ưu trên con đường học tập của mình. Không phải từng công nghệ riêng rẽ, lí lẽ cốt lõi của giáo dục 4.0 sẽ là “tự giáo dục, tự làm ra chính mình” dưới sự trợ giúp của công nghệ và nội dung học tập số hoá.

Như vậy chúng ta thấy giáo dục có một logic thay đổi của riêng nó. Mỗi một lần chuyển sang phiên bản mới, nền giáo dục cũng vận hành theo cách thức khác hẳn trước. 

Giáo dục Việt Nam 4.0?

Nếu không hồn nhiên bắt chước Tây khi gắn chấm cho giáo dục thì có lẽ Việt Nam cần một tư duy về “thời kì giáo dục” hơi khác.  Bởi chúng ta còn bị ngăn sông cấm chợ khi các các cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra. Từ khi Pháp vào Việt Nam, cùng với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ trong thế kỉ XX, giáo dục chúng ta mới dần dần có cái gì đó tương tác với thế giới ngoài cái “thế giới trung tâm mang tên Trung Hoa”. Chúng ta có ngàn năm phong kiến với nền giáo dục từ chương, có thể gọi đó là 1.0 (để đánh dấu khác hẳn thời kì trước đó khi chưa có nền giáo dục chính quy). Cách mạng tháng Tám mang đến cơ hội học tập cho mọi người. Chúng ta có thể tính đó là khởi điểm là Giáo dục 2.0. Nhưng thời kì này, giáo dục đại học vẫn còn dành cho cho số ít, chưa đại chúng. Nay, giáo dục phổ thông thì đã phổ cập, còn giáo dục đại học của ta thì đã đại chúng rồi (ước tính khoảng trên 30% thanh niên ở độ tuổi đi học đại học đã theo học đại học). Có thể gọi đó là E3.0. Cái 3.0 này tuy chưa bằng E3.0 của các nước tiên tiến như nhiều người hay so sánh, nhưng cũng đã có nhiều sự tương đồng về “thế hệ công nghệ” được sử dụng trong lớp học. Chúng ta thấy máy tính trong lớp học, trường học có e-learning, các trường học cũng đã bắt đầu hô “lấy học sinh làm trung tâm”… Nhưng đặc trưng cơ bản của các nền giáo dục này vẫn chưa thật lấy học trò làm trung tâm trong từng việc làm hằng ngày, và về cơ bản vẫn chưa thể có cá nhân hóa. Cùng được gắn E3.0, nhưng có lẽ giáo dục của Việt Nam (nhất là giáo dục đại học), có lẽ chậm hơn E3.0 của các nước tiên tiến một vài thập kỉ. Giờ đây, không biết khi người ta hô “tiến nhanh tiến mạnh lên Giáo dục 4.0” thì có võ gì mới để vượt qua cái khoảng cách kia không để E4.0 của mình “sánh ngang cùng E4.0 của thiên hạ”. 

Đặt thêm câu hỏi

Nhìn rộng ra, chúng ta cơ bản đã thất bại trong mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Tức là về mặt xã hội, ở đâu đó chúng ta đã ở giai đoạn i3.0, nhưng phần lớn chúng ta vẫn chưa 2.0. Thế thì với cái hạ tầng đó, thật khó cho Giáo dục có thể nhảy vọt lên 4.0 dù cho ở đâu đó vài đơn vị đã biết đưa AI, VR vào để làm mới cách thực hành giáo dục của mình rồi. 
Education 4.0 có trở thành hiện thực ở Việt Nam hay không? Đó là một câu hỏi không có câu trả lời.
Có điều này, mà tôi cho là quan trọng, I4.0 sẽ càn quét cả thế giới không trừ một ai. Thời gian cũng không chờ ai cả. Lúc này, chúng ta có thể lại thấy lời nhận xét của Victor Frankl là hữu ích: “Khi chúng ta không thể thay đổi hoàn cảnh, chúng ta vẫn còn có thể chọn thái độ đối với nó”. Tôi thì đang liếc mắt xem hàng xóm đang làm gì. Còn thái độ của của bạn là gì trước cái nhãn chết tiệt Giáo dục 4.0 kia?

Tháng Mười 18, 2018by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset

[Sun và Ken] Sao phải Agile?

Agile có ăn được không?

Ken mới xem video “Agile là gì?” của Học viện Agile. Xem xong không hiểu gì bèn lôi Sun ra hỏi.

Ken: Agile có đảm bảo sự thành công không? 
Sun: Không. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh rất giỏi bắn súng, có lúc được huy chương vàng Olympic, lại thất bại ở Asiad tầm thấp hơn. 
Thành công là kết quả mang tính thời điểm, sự chuẩn bị, năng lực, nhất là phong độ và may mắn nữa. Anh Vinh có đỉnh không, sao vẫn hỏng?

Ken: Sao bảo nhóm Agile có tỉ lệ thành công của dự án cao hơn? 
Sun: Thì cao hơn chứ có phải đảm bảo đâu. Thống kê ra con số trung bình, từ đó mà nhìn ra chủ yếu là tương quan, chứ không phải là cứ A thì B. Làm dự án phức tạp lắm, bao nhiêu thứ có thể tác động đến sự thành bại.

Ken: Agile có đảm bảo mình sẽ hơn đối thủ không? 
Sun: Không. Nhỡ đâu đối thủ cũng dùng Agile mà lại giỏi hơn thì sao? Lợi thế cạnh tranh đâu cớ đơn giản thế.

Ken: Thế vì sao tôi phải dùng Agile? 
Sun: Cái đó ông phải tự biết chứ. Agile có giúp ông được gì không? Nếu không giúp được gì thì dùng làm gì, hâm à.

Ken: Nghe đồn cứ làm Agile thì sản phẩm tốt. Có phải không? 
Sun: Phét đấy. Cái đấy phụ thuộc các năng lực làm ra sản phẩm và đảm bảo chất lượng. Agile không phải toàn bộ điều kiện cần duy nhất. Và trong nhiều cách thức để đạt được chất lượng, có thể có cách không cần Agile.

Ken: Nghe đồn nhóm Agile thì không phải làm việc quá giờ, cứ 5 giờ ra về trong vui sướng?
Sun: Phét. Làm việc quá giờ liên quan rất ít đến Agile. Nó liên quan đến các tình huống cụ thể, có lúc cần lúc không, liên quan đến gu của leader và cả sở thích của nhân viên nữa hehe

Ken: Ơ, thế Agile có gì hay nhỉ? 
Sun: Ông xem lại video đi.

Tháng Chín 4, 2018by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Agile Mindset, Công nghệ

Mất bao lâu để đổi mới căn bản và toàn diện?

<Một lát cắt Agile>
Các phương pháp dưới nhãn hiệu Agile nổi tiếng như XP, Scrum xuất hiện chính thức xung quanh mốc 1995. Mặc dù trước đó từ rất lâu đã có những nhóm làm phần mềm hao hao như các phương pháp này mô tả. Nhưng cứ tính từ lúc chính quy thì lấy tạm 1995. Lúc này người ta còn chưa viết cái nhãn Agile lên các phương pháp này, bởi vì nó chưa có.

Suốt thời kì từ 95 tới hết những năm 90 là giai đoạn cãi nhau ỏm tỏi. Phê phán đủ kiểu. Nào là “không học thuật”, “đơn giản chủ nghĩa”, “chỉ dành cho nhóm nhỏ và rất nhỏ, không có nghĩa lí gì”, vân vân. 
Nhưng các công ty vẫn thấy nó tạo ra kết quả tốt hơn nên cứ tự phát mà dùng, nhất là những ông khởi nghiệp. 
Chính lực lượng khởi nghiệp với nhu cầu đổi mới cao độ, tốc độ di chuyển chóng mặt mới làm khác đi, dùng cách khác bọn khủng long để mong vượt lên phía trước. 
2001, các cha đẻ của những phương pháp có tính chất linh hoạt, ít quy trình nặng nề, có tính thích ứng cao, hỗ trợ tốt cộng tác, hướng đến khách mà sau này gọi chung là Agile ngồi lại và cùng viết ra “The Manifesto for software development”, sau này gọi tắt là Agile Manifesto (Cái kiểu gọi tắt này đã từng bị một trong các cha đẻ của manifesto phê bình, nhưng ai mà cấm được thiên hạ thích gọi tắt :-). Bây giờ người ta vẫn tiếp tục gọi tắt như thế). Nhãn hiệu Agile chính thức ra đời. 
Sau đó là phường hội ra đời, nào là Agile Alliance, rồi Scrum Alliance. Rồi hàng loạt hội thảo quy mô từ nghìn người đến chục nghìn người cũng ra đời Agile Conference, Scrum Gathering….
Scrum, Agile loang ra như một đại dịch.

Sách của Jeff Sutherland có ghi vào 2007, Microsoft bắt đầu đưa Scrum vào để đổi cách làm việc thuộc khuôn khổ dự án Visual Studio Online để hòng gia tăng tốc độ chuyển giao sản phẩm ra thị trường. Rồi từ chỗ thí điểm thành ra quy trình chính thức (khi quyết định mở rộng phạm vi áp dụng vào 2011), rồi thành quy trình chủ đạo. 
Theo báo cáo của Steve Denning vào năm 2015, thì quá trình chuyển đổi này có thể tính là đã hoàn tất vào năm 2014. Khoảng 4000 lập trình viên của microsoft được biên chế trong các nhóm nhỏ tầm 12,13 người, làm việc trong các cuh trình ngắn 3 tuần để liên tục chuyển giao sản phẩm có chất lượng tới khách hàng. Nếu trước kia Microsoft có thể mất vài năm để cho ra một phiên bản sản phẩm mới, thì nay thời gian đó rút ngắn xuống còn vài tháng, chất lượng thì khác hẳn.
Vào khoảng cuối những năm 2000, nhiều người nhận rõ sự khác biệt về chất lượng phần mềm của MS viết ra so với các đối thủ chính của nó. Ngày nay thì ít còn thấy những so sánh kiểu như vậy nữa. 
Có thể nói, đế chế phần mềm số 1, con khủng long lớn nhất đã học cách khiêu vũ trong gần 1 thập kỉ. 
Trước MS vài bước, Google, Amazon, Yahoo!(lúc đó còn hùng mạnh), rồi cậu trẻ Facebook.. đều đã Agile xong xuôi rồi và đang tính những cái khác rồi.

Thập kỉ 2000s có thể được coi là thập kỉ Agile dậy thì thành công. Đến nay, ở các nơi tiên tiến (trừ Nhật, bây giờ người ta cũng đặt câu hỏi về tính tiên tiến của nước Nhật rồi, ít nhất là trong khu vực đổi mới sáng tạo), Agile đã mainstream. Và các vùng trũng cũng bắt đầu vận dụng Agile ở diện rộng. Không chỉ trong phạm vi thực hành ở các công ty, mà còn xuất hiện như đề tài nghiên cứu khoa học, và sinh viên thì được dạy từ lúc còn trên ghế nhà trường (thậm chí đã loang xuống các dự án học tập ở cấp 2).

Ngay ở Việt Nam, trong vòng gần 1 thập kỉ “làm Agile” của tôi, cũng phản ánh một cái hình ảnh hao hao như kể trên, ở quy mô hẹp hơn. Được du nhập hơi muộn, Agile ở VN chỉ được “tiếp nhận” bài bản và chính quy chỉ từ đầu những năm 2010s. Và cũng từ chỗ cãi nhau xem nó có đúng hay không, đến nó hay chỗ nào dở chỗ nào, liệu có đúng ở VN không, đến chỗ mạnh dạn làm thử (và có nhiều ca thất bại), và mạnh dạn thuê dịch vụ tư vấn huấn luyện để làm cho bằng được. 
Từ vài chục doanh nghiệp có một chút hiểu biết và vận dụng Agile, đến nay thì Việt Nam đã có hàng trăm (và có thể là hàng nghìn, do tôi không có con số chính xác) doanh nghiệp chủ động vận dụng Agile. Nhiều doanh nghiệp thì đã mạnh dạn đẩy sang mức độ enterprise giống như cách Microsoft chuyển mình như kể trên. 
Ngày nay nhiều trường ĐH ở VN cũng bắt đầu có nhắc đến Agile. Một số nơi thì đã bài bản lắm. Nhưng nhìn chung thì cũng dường như mới bắt đầu thôi. 
Học viện Agile ra đời cách đây hơn 2 năm, nhưng giờ làm không hết việc. Có lẽ là một một dấu hiệu của bước chuyển từ giai đoạn “tinh hoa” sang giai đoạn “phổ cập” chăng? Như thế cũng đã hơn chục năm để một nhãn hiệu đi vào đời sống.

Hình như không có lối tắt cho đổi mới căn bản và toàn diện. Nhất là khi nó đụng phải những hệ thống có tính quan liêu rất cao độ.

Còn nhớ cũng mới chỉ cách đây có hai năm thôi, khi đến thăm doanh nghiệp để học hỏi, một chủ doanh nghiệp rất trẻ và tài năng (cựu sinh viên đi về từ đất nước mặt trời mọc) rất hồn nhiên nói với tôi “em rất ghét bọn Agile”, vì bọn nó hay khen vống lên, nghĩ là “Agile giải quyết đợc mọi vấn đề”, chả khác gì cuồng tín. Tôi nói lại “đấy là do chứ chưa gặp anh thôi. Anh cũng là một trong bọn Agile đấy”. Thế rồi cùng nói chuyện. Cuộc gặp gỡ ấy kết thúc trong hoan hỉ và thân ái. Chủ doanh nghiệp khách sáo tiễn đưa tôi ra cầu thang và nói “em đã đổi cái nhìn về Agile, không còn ghét nữa rồi”. Chả biết sau này những người anh em thiện lành ấy có tiến lên Agile tí nào không. Cùng thời điểm ấy, Phó tổng giám đốc FSOFT, Mr. Khắc đẹp trai và thư sinh đã khẳng định trên VTV2 “fsoft chủ yếu làm Agile rồi, vì khách hàng yêu cầu như thế”. Có lẽ hiện nay đế chế FSOFT là nơi giữ nhiều chứng chỉ quốc tế về Agile nhất VN. 
Trong cùng một thành phố phù hoa Paris xứ Đông Lào này, vẫn tồn tại nhiều hơn 2 thế hệ “hệ điều hành quản trị”, giống như trên thế giới này tồn tại những “văn minh” khác nhau. Tương tự như vẫn tồn tại một nước Mỹ tốc độ có một nhà nước hiện đại, và một vùng đâu đó ở New Guinea vẫn còn chủ yếu sống theo kiểu thị tộc hết sức sơ khai. Hình như chúng vẫn chung sống hòa bình. 

Tháng Chín 4, 2018by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Giáo dục

Hợp tác doanh nghiệp – đại học: Làm thế nào?

Tình trạng thiếu nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng hiện nay ở rất nhiều ngành là rất đáng ngại. Đáng tiếc, cả doanh nghiệp lẫn cơ sở giáo dục đào tạo đều có vẻ chuyển động rất chậm để công phá vấn đề nóng hổi này.

Continue reading

Tháng Tám 10, 2018by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
  1. Chúng ta là những con người phàm tục với kiến thức hạn chế và ý chí độc lập.
  2. Môi trường kinh doanh là không thể đoán trước và không chắc chắn, vì vậy chúng ta nên mong đợi điều bất ngờ và không nên lập kế hoạch vượt quá hoàn cảnh mà chúng ta có thể thấy trước.
  3. Trong phạm vi hạn chế của kiến thức hạn hẹp của mình, chúng ta nên cố gắng xác định những yếu tố căn bản của một tình huống và lựa chọn những gì cần thiết nhất để đạt được.
  4. Để cho phép mọi người hành động có hiệu quả, chúng ta phải đảm bảo họ hiểu họ sẽ đạt được điều gì và tại sao lại phải như vậy.
  5. Sau đó họ nên giải thích những gì họ sẽ làm như là một kết quả, xác định các nhiệm vụ cần thiết, và kiểm tra lại với chúng ta.
  6. Sau đó họ sẽ phân công nhiệm vụ đã xác định cho những cá nhân có trách nhiệm đạt được chúng và chỉ định ranh giới trong đó họ được tự do hành động.
  7. Mọi người đều phải có kỹ năng và nguồn lực để làm những gì cần thiết và một không gian để có những quyết định và hành động độc lập khi sự kiện bất ngờ xảy ra, như nó sẽ xảy ra.
  8. Khi tình hình thay đổi, mọi người nên được dự kiến sẽ điều chỉnh hành động của mình theo sự đánh giá tốt nhất của họ để đạt được kết quả mong muốn.
  9. Mọi người sẽ chỉ cho thấy mức độ yêu cầu bắt buộc nếu họ tin rằng tổ chức sẽ hỗ trợ họ.
  10. Cái gì không được làm cho thành ra đơn giản thì không thể nói rõ ràng được, và những gì không rõ ràng thì sẽ không được thực hiện.

<Siêu tóm tắt từ The art of action, Stephen Bungay>

NGHỆ THUẬT HÀNH ĐỘNG
Lean Startup, Sách

Nhìn thấy cơ hội ngay dưới chân mình

Trong sách “Tư duy duy 1 phút” của tác giả người Nhật Takashi Ishii có nêu một tình huống rất thú vị về cách nhìn sự việc. Cùng đứng một chỗ, nhưng nhìn lên thì thấy khó, nhìn xuống thấy cả một con đường rộng mở.

Continue reading

Tháng Sáu 30, 2018by Tấn Dương
FacebookTwitterPinterestGoogle +Stumbleupon
Page 1 of 391234»102030...Last »

Tìm kiếm

Đăng kí nhận tin

Đăng ký để nhận được những thông tin hữu ích, kịp thời trong hộp thư của bạn.


Theo dõi và cập nhật

Đang được chú ý

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Hiểu thế nào cho đúng về “liên chức năng”

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

Bí quyết đọc sách cho những kẻ thế mà đần

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

[36 kế dạy học thụ động] #1: Cho sinh viên làm thầy

Bài viết mới

Vấn đề của xã hội – cơ hội của startup

Vấn đề của xã hội – cơ hội của startup

10K, 5K, 3K, 20h, 20p

10K, 5K, 3K, 20h, 20p

Lãng tử và dân chuyên

Lãng tử và dân chuyên

Giáo dục 4.0: Lan man chuyện gắn chấm

Giáo dục 4.0: Lan man chuyện gắn chấm

[Sun và Ken] Sao phải Agile?

[Sun và Ken] Sao phải Agile?

Sách của Dương Trọng Tấn và cộng sự

Sách: Linh hoạt và Tinh gọn

Chuyên mục

  • Agile Mindset
  • Chuyện đời
  • Công nghệ
  • Đọc
    • Sách
  • Giáo dục
    • Constructivism
    • Học cách học
  • Khác
  • Không phân nhóm
  • Lean Startup
  • Linh tinh xòe
    • Lan man
  • Tài nguyên
  • Xã hội tri thức
    • Tổ chức học tập
    • Tri thức và Nhận thức

Thẻ

36 kế dạy học thụ động active learning agile agile adoption agile education agile mindset agilemindset agileteaching agile transformation codegym complexity constructivism Cánh Buồm công nghệ và giáo dục dạy học education giáo dục hipster HỌC CÁCH HỌC học học tập học tập trải nghiệm kanban khởi nghiệp lean lean startup learning learning organization làm lính thật tốt MOOC PBL personal kanban reflection scrum seci sách sử kí thuyết kiến tạo trekking tích hợp tản mạn chuyện đọc tổ chức học tập tự học Đa Diện động viên

"CHI BẰNG TỰ HỌC"


© 2016 Copyright Dương Trọng Tấn.